• 0236.3.55.16.56
  • 0904000226
  • 0236.3.55.16.57
  • Hỗ trợ khách hàng 24/24

    0236.3551.656

  • Hotline

    0904.000.797

  • Tư vấn an toàn lao động

    0905.29.55.86

  • Giao hàng tận nơi

  • Thanh toán linh hoạt

229 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Đồ bảo hộ lao động – Tại sao người lao động không sử dụng thường xuyên?

Đồ bảo hộ lao động – Tại sao người lao động không sử dụng thường xuyên?

đồ bảo hộ lao động 1

Đồ bảo hộ lao động là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Đồ bảo hộ lao động bao gồm:

  1. Phương tiện bảo vệ đầu;
  2. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;
  3. Phương tiện bảo vệ thính giác;
  4. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
  5. Phương tiện bảo vệ tay, chân;
  6. Phương tiện bảo vệ thân thể;
  7. Phương tiện chống ngã cao;
  8. Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;
  9. Phương tiện chống chết đuối;
  10. Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

Điều kiện được trang bị đồ bảo hộ lao động

Khi người lao động làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây :

  1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
  2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
  3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
  4. Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
  5. Các yếu tố sinh học độc hại khác;
  6. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động. Làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động. Làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Đồ bảo hộ lao động vẫn không được nhiều công nhân mang khi làm việc, họ tự đặt mình vào nguy cơ bị thương hoặc tử vong và người sử dụng lao động của họ trước nguy cơ bị truy tố.

Số liệu thống kê gây sốc cho thấy trong năm 2015-2016, có 144 trường hợp tử vong tại nơi làm việc hoặc cơ sở, và khoảng 621.000 trường hợp bị thương không tử vong.

Số liệu của Cơ quan Điều hành Sức khỏe & An toàn (HSE) cho thấy có khoảng 9.000 sự cố liên quan đến đồ bảo hộ lao động mỗi năm.

Đồ bảo hộ lao động có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ tai nạn, bị thương ở mắt, đầu hoặc cơ thể trong quá trình lao động, sản xuất, đặc biệt là khi xử dụng hóa chất và các chất nguy hiểm, làm việc với máy móc và công cụ.

Tất nhiên, đồ bảo hộ lao động chỉ phát huy khả năng bảo vệ nếu nó được người lao động sử dụng đúng kỹ thuật.

đồ bảo hộ lao động 2

Vậy tại sao người lao động không thích mang đồ bảo hộ lao động?

Chúng ta có thể chỉ ra các  nguyên nhân hoặc lý do cơ bản sau:

  • Ít/ Không có người hướng dẫn hoặc giám sát người lao động.
  • Thiếu quy trình/ quy định khi người lao động bắt đầu công việc.
  • Nhận thức kém của người lao động.
  • Lỗi chủ quan của người lao động.

Người sử dụng lao động cần thực hiện các biện pháp gì?

Người lao động nên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ bảo hộ lao động và được đào tạo hoặc đủ điều kiện để sử dụng nó một cách chính xác.

Người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng người lao động cần nhận thức hoặc được thông báo về những nguy hiểm khi không sử dụng

Khi được giải thích về các rủi ro, tai nạn thường xảy ra trong quá trình làm việc và đào tạo về cách sử dụng đồ bảo hộ lao động

Điều này giúp người lao động có thể thay đổi thái độ, cách nhìn nhận trong công việc của mình.

Khi đối mặt với những người lao động từ chối hoặc không muốn sử dụng đồ bảo hộ lao động, người sử dụng lao động cần cần tim hiểu rõ nguyên nhân từ phía người lao động như:

  • Có khó chịu khi mặc không?
  • Nó có quá nặng hoặc quá lớn không?
  • Nó có hạn chế khả năng vận động, di chuyển khi làm việc không?

Trực tiếp đối thoại, trao đổi , khắc phục cho phù hợp với công việc của người lao động trong quá trình làm việc.

Điều này sẽ giúp giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tin liên quan

CSKH:
KV Quảng Nam - Đà Nẵng:
0904 000 797
KV Huế - Quảng Bình:
0905 38 71 38
KV Quảng Ngãi - Khánh Hòa:
0904000226
KV Tây Nguyên:
0904000245
Tư Vấn an toàn lao động:
0905.29.55.86